Những phát minh hài hước thời xưa


Quần áo tắm bằng gỗ hay chiếc mũ gắn radio là hai trong số những phát minh hài hước, và dù không được ứng dụng vào đời sống nhưng đó là các sáng chế không thể quên của thế kỷ trước.

Bộ quần áo tắm bằng gỗ giúp việc bơi lội được nhẹ nhàng hơn. Hotspot Media
Bộ quần áo tắm bằng gỗ từ năm 1929 ở Mỹ, giúp việc bơi lội được nhẹ nhàng hơn.
Chiếc mũ gắn radio do một nhà phát minh người Mỹ tạo ra năm 1931.
Chiếc mũ gắn radio do một nhà phát minh người Mỹ tạo ra năm 1931.
Một bánh xe do M. Goventosa de Udine, người Italy phát minh năm 1931.
Bánh xe do M. Goventosa de Udine, người Italy phát minh năm 1931.
Một nhóm bạn trẻ buộc lopps xe đạp để làm thiết bị bơi tại Đức năm 1925.
Một nhóm bạn trẻ buộc lốp xe đạp làm thiết bị bơi tại Đức năm 1925.
Chiếc kính thiết kế cho việc đọc sách trên giường ở Anh năm 1936.
Chiếc kính có thể đọc sách trên giường ở Anh năm 1936.
Cây cầu gấp thiết kế sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Sản phẩm phát minh bởi L.Deth, Hà Lan năm 1926.
Cây cầu gấp thiết kế để sử dụng trong trường hợp cứu hộ khẩn cấp. Sản phẩm phát minh bởi L.Deth, Hà Lan năm 1926.
Xe đẩy gắn loa đài ru cho em bé ngủ ở Mỹ năm 1921.
Chiếc xe đẩy có găn ăng-ten và loa để có thể hát ru cho em bé ngủ ở Mỹ năm 1921.
Máy nạo vét bùn ở Hà Lan năm 1761.
Máy nạo vét bùn ở Hà Lan năm 1761.
Xe đạp nổi trên mặt nước
Xe đạp đi trên cạn và cả trên mặt nước do người Pháp phát minh năm 1932.
Tân Trung (Ảnh: Hotspot Media)

Nghị lực phi thường của cậu bé không tay


(TNO) Vừa cất tiếng khóc chào đời, số phận đã không cho Hạnh có được đôi tay như bao người khác nhưng cậu bé đã làm nên điều kỳ diệu, viết nên đời mình bằng đôi chân

Hồ Hữu Hạnh (13 tuổi), sinh ra và lớn lên trên vùng đất đỏ Gia Canh (H.Định Quán, Đồng Nai), trong một gia đình có bốn anh em, bố mẹ quanh năm lam lũ với ruộng vườn, nương rẫy. Không cam chịu số phận, em âm thầm vượt qua sự run rủi của cuộc đời để tìm đến ước mơ như bao đứa trẻ bình thường.
Viết chữ, nhắn tin bằng chân
Năm 2000, cậu bé Hồ Hữu Hạnh được sinh ra trong lúc gia đình lâm cảnh túng quẫn, nợ nần. Số phận không may còn đeo bám em, bởi ngay khi sinh ra đã không có đôi tay do di chứng chất độc da cam từ cha, mẹ.
“Khi biết con không có tay, tôi ngất đi”, chị Bùi Thị Hợp (39 tuổi, mẹ Hạnh) nhớ lại ngày chị vừa tỉnh dậy sau khi sinh con tại bệnh viện hơn chục năm trước.


Nghị lực của cậu bé không tay 2
Góc học tập của Hạnh
Mỗi lần nhìn Hạnh bò, trườn như con sâu đo, miệng cười toe toét, cha mẹ em thấy tim thắt lại, nước mắt cứ trào ra.
Nhìn hình hài, sức khỏe yếu ớt của con, hai vợ chồng nông dân nghèo cứ sống trong nỗi sợ nơm nớp: Hạnh sẽ rời bỏ cuộc đời bất cứ lúc nào.
Thế nhưng, từ khi lên 2 tuổi, Hạnh đã rất “cứng đầu”, tự dùng chân kẹp muỗng múc cơm, kẹp bình sữa tự uống không chịu mở miệng cho cha mẹ đút…
“Không cần ai dạy, nó tự tập đánh răng, chải đầu, làm mọi thứ bằng chân. Thằng Hạnh có đôi chân dẻo lắm, làm nhiều việc chẳng khác gì có tay…”, chị Hợp tự hào kể về cậu con trai.
Chị Hợp cho biết, từ lúc chập chững tập đi cho đến khi bước chân vững vàng, rắn rỏi, Hạnh thường trốn mẹ sang nhà hàng xóm chơi rồi theo chúng bạn tới trường mẫu giáo.
Trong lúc các bạn đồng lứa học, Hạnh đứng ngoài cửa sổ ngó vào lớp, rồi không biết từ lúc nào, ý nghĩ trong đầu em lớn dần lên: “Đi học!”.
Lên 5 tuổi, sau một lần đến trường xem bạn học, Hạnh về nhà nằng nặc đòi mẹ mua vở để đi học. “Lúc đầu, vợ chồng tôi không cho vì nghĩ con mình khuyết tật như vậy thì học làm sao được, ai người ta nhận”, chị Hợp nhớ lại.
Còn Hạnh cho biết, trong một lần đang mãi nhìn các bạn học, cô giáo bất ngờ bước ra cửa và tiến lại gần. Thấy cô, Hạnh vọt chạy. Hạnh vẫn nhớ cô giáo tên Huyền (giáo viên mẫu giáo), hôm sau tìm tới nhà xin cha, mẹ cho Hạnh đi học vì thấy thương và nói thường bắt gặp em đứng ngoài cửa sổ lớp học nhìn vào với ánh mắt khát khao.
Trong lúc cha mẹ Hạnh phân vân vì lo không biết con sẽ viết chữ bằng cách nào, Hạnh đã nhanh nhảu: “Con sẽ viết bằng chân”.
Trò chuyện với chúng tôi, Hạnh kể: “Viết chữ không như ăn cơm, rửa chén bát ở nhà nên lúc đầu, các ngón chân sưng tấy, rỉ máu, mực dính đầy mình. Mồ hôi nhễ nhại khắp người, nhất là cây bút cứ trượt xuống hai ngón chân nhưng em vẫn thấy vui”.
Nhọc nhằn với những con chữ đầu đời như vậy, song sang lớp 1, Hạnh đã là học sinh giỏi trước sự kinh ngạc của mọi người. “Lần đầu được giấy khen, Hạnh chạy khoe khắp nhà”, anh Hồ Hữu Thân (48 tuổi, cha Hạnh) nhớ lại.
Từ đó đến nay (Hạnh hiện là học sinh lớp 7A8, Trường THCS Lê Thánh Tông), năm nào em cũng đạt thành tích học sinh khá, giỏi.
Lấy chân làm tay, Hạnh còn có thể nhắn tin điện thoại không hề kém người thường khiến ai cũng trầm trồ. Hạnh khoe: “Em có bạn ở khắp nơi nên bọn em hay nhắn tin cho nhau hỏi thăm chuyện học…”.
Trong căn nhà nhỏ của Hạnh, treo đầy giấy khen, thành tích học tập, thể thao. Ba mẹ Hạnh cũng không khỏi tự hào.
Nghe điện thoại
Nghe điện thoại
Nhắn tin bằng đầu ngón chân
Nhắn tin bằng đầu ngón chân
Đánh máy vi tính bằng chân
Sử dụng máy vi tính bằng chân
Xóm nghèo nể phục
Khi nghe chúng tôi hỏi đường đến nhà cậu bé không tay, chị bán nước ở đầu đường dẫn vào ấp 2, xã Gia Canh (H.Định Quán, Đồng Nai) hồ hởi: “Chú hỏi thằng bé viết chữ bằng chân nhanh như tép nhảy đó hả? Thỉnh thoảng nó chạy xe đạp ngang đây, treo mấy chai nhựa đi bán ve chai. Thằng bé đó hay lắm, nó dùng chân để ăn cơm, quét nhà, biết bơi nữa...”.
Không chỉ học giỏi, Hạnh còn "xông pha" làm chuyện nhà. Quét nhà, rửa chén, hái dưa, nhặt cỏ rau… Hạnh đều làm tuốt. Lúc em gái còn đi học mẫu giáo, thời gian rảnh, Hạnh còn cõng em đến trường trên tấm lưng gầy. Ở nhà, thấy hai em gái thích nhìn anh lộn đầu "trồng cây chuối", Hạnh cũng… chiều em.
Căn phòng Hạnh tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng gọn gàng, hễ nhìn thấy sách vở, quần áo bừa bộn là em lại “ngứa mắt”, dùng chân đem chúng về đúng vị trí.
Ngạc nhiên nhất là chuyện Hạnh còn chạy được cả xe đạp. Hạnh kể: “Những ngày đầu, chật vật, té xuống đường liên tục, em vẫn kiên trì cặp cổ vào cái ghi đông để lái…”. Nói đến chuyện Hạnh tập xe, anh Thân kể: "Có hôm nó còn rủ lũ bạn đua xe đạp nữa…".
Sau giờ học, Hạnh phục giúp gia đình 3
Sau giờ học, Hạnh còn phụ giúp gia đình
Ông Đỗ Ngọc Khang (57 tuổi) ở Gia Canh, H.Định Quán nói: “Chuyện thằng Hạnh không tay, hằng ngày dùng chân đạp xe đi học mấy cây số, học giỏi, hiếu thảo với cha mẹ… làm nhiều người ở đây nể phục lắm. Nhà nó và vùng quê này không giàu có, nhưng nó là tấm gương giàu nghị lực cho chúng tôi dạy dỗ con cháu…”.
Cô giáo Đặng Thị Quyết Tâm, người Hạnh cho biết là một ân nhân, từng là giáo viên chủ nhiệm của Hạnh nhớ lại: “Hồi lớp 4, có dạo Hạnh rất ham chơi, thường trốn học đi chơi điện tử. Tôi kịp phát hiện, nên đã “trị” rất khắt khe… Sau đó, Hạnh nhận ra mình sai và sửa lỗi. Bây giờ, ở trường Hạnh được nhiều thầy cô thương mến…”.
Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, Hạnh tấp nập đón những người bạn cùng lứa đến nhà nhờ “gỡ bí” bài tập tin học.
Bài, ảnh: An Bang

5 Việc Nên Có Trong Đời


Trong một đời người, những việc mà chúng ta cần làm rất nhiều, nhưng không thể biến tất cả chúng thành hiện thực. Nhưng tôi cho rằng làm việc không nên tham nhiều, chỉ cần làm tốt 5 việc là đủ:
Việc thứ 1: Đọc kỹ một cuốn sách. Sách hay có thể làm rung động trái tim của bạn mỗi lần chỉ một cuốn là đủ.

Việc thứ 2: Nắm vững một nghề.Giỏi một nghề sẽ làm cho cuộc đời của bạn thiết thực hơn và cũng đủ để nuôi sống gia đình bạn. Đừng xem nhẹ những việc nhỏ mọn. Nhỏ nhưng độc đáo cũng trở thành có giá trị.

Việc thứ 3: Có một gia đình hòa thuận. Người xưa nói: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. "Với số đông trị quốc bình thiên hạ hơi xa xôi, nhưng xây dựng một gia đình hòa thuận là có thể làm được và hiện thực hơn rất nhiều. Gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, nếu gia đình bạn là một thành viên tốt thì ngoài xã hội bạn không phải là người quá xấu được.

Việc thứ 4: Luôn mang những tình cảm tốt đẹp trong lòng. Chỉ cần lòng ta trong sáng thì thế giới này mãi mãi tràn ánh nắng mặt trời. Mà biện pháp duy nhất làm cho lòng được trong sáng là có một trái tim biết yêu, trong trái tim đó chỉ chứa đựng tình cảm tốt đẹp mà thôi .

Việc thứ 5: làm một người tốt. Đừng coi việc thiện nhỏ mà không làm, đừng coi việc ác nhỏ mà làm. Làm nhiều việc tốt nho nhỏ dấn dần sẽ trở thành người tốt. Thế giới này có thể không cần nhiều anh hùng, nhiều thiên tài nhưng rất cần nhiều những người tốt.

Làm tốt 5 việc bình thường trên đây, cuộc đời bạn sẽ phát ra những ánh sáng kỳ diệu. Có thể cuộc đời bạn không oanh liệt nhưng lòng bạn chân thành, tất cả những viêc cần làm bạn đã làm đủ, bạn đã sống đúng với mình, với cả thế gian này.Một cuộc đời như vậy chẳng vẹn tròn mãn nguyện lắm sao!

Hồng Ân (Theo Hoathuytinh)

Sức mạnh của tình yêu thương

Bình an và hạnh phúc sẽ đến với những người có tâm hồn trong sáng và tình yêu thương.
Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt... Tình yêu thương làm cuộc đời này đẹp hơn. Tình yêu thương của ta đưa người khác đến đỉnh cao của thành công và đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ.
Suy nghĩ tích cực cần thiết phải xuất hiện trong những hoàn cảnh khó khăn. Có những xung đột chỉ được hóa giải khi xuất hiện sự tha thứ và tình yêu thương vĩ đại. Bình an và hạnh phúc sẽ tự động đến với những người có tâm hồn trong sáng và tình yêu thương. Khi bên trong bạn có tình yêu thương, bạn sẽ lan tỏa tình yêu thương ra cho mọi người xung quanh. Một người chủ động trao tặng tình yêu thương thì bên trong họ tràn đầy tình yêu thương.
Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đời không phải ai cũng có đủ tình thương giành cho đứa trẻ. Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương. Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương. Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày. Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt.
Khi cho đi tình yêu thương, chắc chắn ta sẽ nhận lại tình yêu thương. Tôi yêu thương các bạn nhiều.
Nguyễn Hữu Hiếu (Theo http://ngoisao.net)

Suy tư Giáo huấn của Giáo hội về ngừa thai nhân tạo.


Tự bản chất, đời sống hôn nhân gia đình nhằm để giúp đỡ lẫn nhau và lưu truyền sự sống, đây là sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa trao phó cho các bậc làm cha làm mẹ. Thế nhưng, để hoàn thành sứ mạng cao cả này không phải là chuyện dễ, bởi nó xẩy ra những khó khăn và phức tạp trong đời sống hôn nhân cũng như lương tâm của họ phải đối diện. Bên cạnh đó, sự phát triển của xã hội cũng như công nghệ kỷ thuật y học đã làm thay đổi và đưa ra những vấn nạn mới cho đời sống hôn nhân và gia đình. Bởi vậy, đứng trước hoàn cảnh và tình trạng đó, Giáo hội không thể làm ngơ, nhưng phải xem là có bổn phận và trách nhiệm hơn, vì nó liên quan đến sự sống và hạnh phúc của con người. Trong tinh thần đó, người viết xin tìm hiểu và suy tư đôi điều liên quan đến “Giáo huấn của Giáo hội về ngừa thai nhân tạo”. Trong phạm vi đề tài này, người viết xin nêu lên: Lập trường của Giáo hội; đồng thời cũng giải thích vấn đề: Tại sao Giáo hội lại đưa ra lập trường như thế?
1.    Lập trường của Giáo hội
Qua thời gian học môn “Luân Lý Y – Sinh Học”, tôi có dịp tìm hiểu và đọc những văn kiện của Giáo hội liên quan đến sự sống con người. Bên cạnh đó, tôi được Sơ giáo sư giải thích những gì liên quan đến Giáo huấn của Giáo hội, cũng như đưa ra những vấn đề thực tiễn đang xẩy ra đối với con người, cách riêng đối với đời sống hôn nhân gia đình. Những điều đó giúp tôi có cái nhìn tổng quát hơn về môn học, và thấy được lập trường của Giáo hội đối với những vấn nạn liên quan đến việc ngừa thai nhân tạo.
Sau khi đọc và tìm hiểu những văn kiện của Giáo hội[1] liên quan đến việc ngừa thai nhân tạo, tôi nhìn thấy rằng: lập trường của Giáo hội không chấp nhận việc thụ thai nhân tạo bất kỳ dưới mọi hình thức nào. Vì nó trái với tự nhiên và đi ngược lại với bản chất của đời sống hôn nhân và gia đình.
2.    Tại sao Giáo hội đưa ra lập trường như thế?
Giáo hội là mẹ của chúng ta, bởi thế, Giáo hội luôn thao thức và quan tâm đến những gì con cái mình đang đối diện, đang gặp những khó khăn, đặc biệt liên quan đến đời sống hôn nhân. Do đó, vấn đề đời sống hôn nhân đã được Công đồng Vaticanô II quan tâm và có một chỗ đứng quan trọng trong Hiến chế Gaudium et Spes. Phần nói về hôn nhân, Hiến chế đưa ra và nhấn mạnh đến lập trường riêng của mình về vấn đề này. Hiến chế cho thấy căn tính đặc biệt của tình yêu hôn nhân là: tình yêu phu phụ. Đây là một tình yêu trao hiến cách trọn vẹn, duy chỉ có nơi đời sống hôn nhân. Nó khác biệt với mọi hình thức khác của tình bạn ở điểm nó được biểu lộ và được hoàn hảo bằng hành vi thể lý của vợ chồng, một hành vi vừa biểu tượng vừa phát huy việc vợ chồng hiến thân cho nhau.[2] Tình yêu phu phụ này phát xuất từ nguồn suối tình yêu Thiên Chúa, và được xây dựng theo gương mẫu tình yêu của Chúa Kitô dành cho Hội thánh. Hơn nữa, tình yêu phu phụ được nối kết với tình yêu Thiên Chúa và dẫn đưa họ tới Thiên Chúa. Đồng thời, tình yêu hôn nhân dẫn tới một mục đích là giúp đỡ, phục vụ lẫn nhau và sinh sản con cái.
Dù không tuyên bố liệu có được phép ngừa thai nhân tạo hay không, nhưng Hiến chế đã suy tư và thảo luận vấn đề này. Theo Hiến chế, cha mẹ phải sinh sản con cái một cách có trách nhiệm, lưu tâm tới chính phúc lợi của mình và phúc lợi của con cái. Cha mẹ nên xem xét hoàn cảnh vật chất và tâm linh của thời đại, quyền lợi của gia đình, của xã hội trần thế và của Giáo hội. Trong một số tình huống, còn có sự đối nghịch giữa các yếu tố khác nhau. Có thể có những lý do nghiêm chỉnh khiến người ta phải hạn chế số con cái. Đồng thời, việc hạn chế tính dục có thể tạo ra nhiều vấn đề. Thí dụ, nó có thể khiến cho việc duy trì lòng chung thủy trong tình yêu và sự thân mật vợ chồng trở thành khó khăn. Việc phán đoán nên có con hay không là việc của cha mẹ, nhưng họ không nên quyết định một cách võ đoán. Bổn phận luân lý không chỉ bao gồm động cơ mà thôi, mà còn đòi phải tuân giữ các tiêu chuẩn khách quan nữa. Trong phạm vi tác phong tính dục, các tiêu chuẩn này là các tiêu chuẩn biết dựa vào bản chất con người nhân bản và các hành vi của họ, để duy trì trọn vẹn ý hướng tự hiến cho nhau và sinh sản con cái trong khung cảnh một tình yêu chân chính. Cha mẹ có bổn phận phải khước từ phá thai. Họ phải có một lương tâm hiểu biết, một lương tâm phù hợp với thiên luật và vâng phục Giáo huấn của Giáo hội là người giải thích thiên luật ấy.
Tiếp sau Hiến chế Gaudium et Spes, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã ban bố Thông điệp Humanae Vitae, nhằm hướng dẫn cách thích nghi về bản chất hôn nhân, cũng như sử dụng chính đáng các quyền lợi của vợ chồng và trách nhiệm của họ. Thông điệp hướng dẫn rằng: “Nhờ việc tự hiến cho nhau, một sự tự hiến riêng biệt và có tính độc hữu đối với họ, hai vợ chồng cùng hướng về sự hiệp thông con người của họ nhằm để hoàn thiện nhau, cộng tác với Thiên Chúa để sinh sản và giáo dục sự sống mới”.[3] Tình yêu phu phụ hoàn toàn có tính nhân bản, vừa có tính giác quan vừa có tính tâm linh cùng một lúc. Không chỉ là một bản năng hay cảm xúc mà thôi, nhưng còn là một hành vi của ý chí nhằm sinh tồn và phát triển đến chỗ chồng và vợ trở nên một tâm hồn duy nhất. Tình yêu này không chỉ giới hạn trong sự hiệp thông giữa chồng và vợ, nó còn được sắp đặt để tiếp tục qua việc dưỡng dục các sự sống mới.
Đức Giáo hoàng Phaolô VI, sau đó tuyên bố lại việc không được phép ngừa thai nhân tạo, và nhắc lại giáo huấn truyền thống là giáo huấn vốn dạy rằng mỗi một và mọi hành vi vợ chồng phải sẵn sàng cho việc truyền sinh. Ngài viết tiếp: “Giáo huấn ấy, một giáo huấn đã được huấn quyền đưa ra, được xây dựng trên mối liên kết bất khả phân do Chúa ấn định và con người không thể dùng sáng kiến riêng để phá bỏ giữa hai mục đích (ý nghĩa) của hành vi vợ chồng: mục đích kết hợp và mục đích sinh sản. Quả thực, do cơ cấu thâm sâu của nó, hành vi vợ chồng, trong khi mật thiết kết hợp chồng và vợ nên một với nhau, đã giúp họ có khả năng sinh ra sự sống mới, phù hợp với các định luật được khắc ghi trong chính hữu thể của họ. Nhờ bảo vệ cả hai khía cạnh chủ yếu này, tức khía cạnh kết hợp và khía cạnh sinh sản, hành vi vợ chồng duy trì trọn vẹn được ý hướng của tình yêu hỗ tương chân thực và sự xếp đặt của nó hướng tới ơn gọi cao cả nhất của con người là làm cha mẹ. Chúng tôi tin rằng con người thời nay đặc biệt có khả năng nắm được đặc điểm hết sức hợp lý và đầy nhân bản của nguyên tắc nền tảng này”.[4]
Tóm lại, qua tìm hiểu Giáo huấn của Giáo hội, tôi nhận thấy rằng, Giáo hội luôn ý thức về sứ mệnh của mình là phải bênh vực con người và ý thức về bảo vệ toàn thể nhân loại trước những khó khăn và thách đố. Sứ mệnh đó là hầu để mang lại hạnh phúc cho con người và giúp con người sống bình an. Vì thế, với sứ mạng mình, Giáo hội tuyệt đối không chấp nhận bất cứ mọi hình thức ngừa thai nhân tạo nào. Tự bản chất, việc ngừa thai nhân tạo nó đã làm tách rời mục đích và ý nghĩa của tình yêu và đời sống hôn nhân. Chính các mục đích và ý nghĩa này đã được luật tự nhiên là luật vốn được khắc ghi trong trái tim con người nhận biết. Một số qui luật luân lý, trong đó, có các qui luật luân lý về tính dục, là các đòi hỏi bất di bất dịch của bản chất con người, chứ không phải chỉ là sản phẩm của văn hóa sẽ thay đổi khi văn hóa thay đổi. Chính vì thế, Giáo hội có đường hướng và lập trường riêng để hướng dẫn cho con cái của mình, hầu mọi người được sống hạnh phúc và hưởng trọn vẹn tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa trong ơn gọi sống đời sống hôn nhân của mình.
Peter Bang

[1] Guadium et Spes, các số 48,49,50,51; Humanae Vitae; Evangelium Vitae và Donum Vitae  
[2] Gaudium et Spes, số 49
[3] Humanae Vitae, số 8
[4] Humanae Vitae, số 12

Đức Thánh Cha kêu gọi bài trừ nạn ”lao công nô lệ” và cầu nguyện nhiều hơn trong gia đình


Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 1-5-2013 Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi bài trừ nạn ”lao công nô lệ” và cấu nguyện nhiều hơn trong gia đình, đặc biệt là lần hạt Mân Côi trong tháng Năm kính Đức Mẹ.

Dưới nắng ấm mùa xuân đã có hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ với vị cha chung. Càng ngày Đức Thánh Cha Phanxicô càng thu hút tín hữu và du khách hành hương. Ai cũng yêu thích các cử chỉ rất thân thiết và tràn đầy thương mến của ngài đối với mọi người, nhất là các trẻ em, người già và người tàn tật.

Xe díp chở ngài đi qua các lối đi giữa quảng trường để Đức Thánh Cha chào tín hữu. Mấy cận vệ của ngài đã rất vất vả vì các bà mẹ có con nhỏ đứng gần các lối đi ai cũng muốn đưa con cho Đức Giáo Hoàng hôn và vuốt ve chúc lành cho chúng. Có một bà cụ chắc là quen Đức Thánh Cha tại Buenos Aires đã gọi ngài khi xe đi qua, Đức Thánh Cha nhận ra bà và ngài xuống xe đến gần ôm hôn bà và nói chuyện với bà. Giới trẻ thì không ngừng vỗ tay reo hò và gọi tên ngài: ”Phanxicô, Phanxicô”. Phải mất 30 phút Đưc Thánh Cha mới lên tới khán đài trước thềm đền thờ thánh Phêrô. Tới nơi ngài còn bắt tay chào các Đức Ông thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Toà Thánh có nhiệm vụ giới thiệu các nhóm, tóm tắt bài huấn dụ, và địch lời Đức Thánh Cha chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Vì hôm qua là lễ thánh Giuse Thợ và cũng là Ngày quốc tế lao động, và là đầu tháng Kính Đức Mẹ, nên trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về ý nghĩa của công việc làm và thái độ sống các tín hữu phải có, noi gương Thánh Gia Nagiarét. Ngài khích lệ mọi người siêng năng lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ và chiêm ngắm các mầu nhiệm của Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha nói: Phúc Âm thánh Máthêu kể rằng trong một lần Chúa Giêsu trở về thăm quê hương mình là Nagiarét và nói trong hội đường, các người đồng hương kinh ngạc trước sự khôn ngoan của Người và hỏi nhau: ”Ông ấy không phải là con bác thợ mộc sao?” (Mt 13,55). Chúa Giêsu đã bước vào lịch sử của chúng ta, Người đến giữa chúng ta, sinh ra từ Đức Maria bởi công trình của Chúa Thánh Thần, nhưng với sự hiện diện của thánh Giuse, là người cha hợp pháp, giữ gìn Chúa và dậy cho Chúa làm việc. Đức Thánh Cha giải thích biến cố này như sau:

Chúa Giêsu sinh ra và sống trong một gia đình, trong Thánh Gia, học từ thánh Giuse nghề thợ mộc, trong xưởng thợ Nagiarét, chia sẻ với thánh nhân sự dấn thân, sự mệt nhọc, hài lòng và cả các khó khăn thường ngày nữa. Điều này nhắc nhở cho chúng ta biết phẩm giá và sự quan trọng của công việc làm. Sách Sáng Thế kể rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên người nam và người nữ, giao phó cho họ nhiệm vụ sinh sôi nẩy nở tràn đầy trái đất, khắc phục nó và trông nom nó với công việc của mình (x. St 1,28); 2,15).

Tiếp đến Đức Thánh Cha định nghĩa công việc làm như sau:
Công việc làm là một phần của chương trình tình yêu của Thiên Chúa; chúng ta được mời gọi vun trồng và giữ gìn tất cả các thiện ích của thụ tạo, và như thế tham dự vào công trình tạo dựng! Công việc làm là một yếu tố nến tảng đối với phẩm giá của một người. Công việc, để dùng một hinh ảnh, ”xức dầu ” phẩm giá cho chúng ta, làm cho chúng ta được tràn đầy phẩm giá; khiến cho chúng ta giống Thiên Chúa, là Đấng đã làm việc và đang làm việc, là Đấng luôn hành động (x. Ga 5,17). Công việc làm trao ban cho chúng ta khả năng nuôi sống chính mình, gia đình mình, góp phần vào việc phát triển quốc gia mình. Ở đây tôi nghĩ tới các khó khăn mà thế giới lao công và doanh thương đang gặp phải trong nhiều quốc gia khác nhau. Tôi nghĩ tới tất cả những ai, không phải chỉ là người trẻ mà thôi, bị thất nghiệp, nhiều khi vì một quan niệm kinh tế xã hội tìm lợi lộc ích kỷ, ngoài các mô thức của công bằng xã hội.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi sau đây: Tôi muốn hướng tới tất cả mọi người lời mời gọi liên đới, và hướng tới các vi hữu trách của cuộc sống công cộng lời khích lệ làm mọi cố gắng để tái tạo công ăn việc làm. Điều này có nghĩa là lo lắng cho phẩm giá con người, nhất là tôi muốn nói rằng dừng mất niềm hy vọng. Cả thánh Giuse cũng đã gặp những lúc khó khăn, nhưng Người đã không bao giờ mất sự tin tưởng và đã biết vượt thắng chúng, trong xác tín rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. Rồi tôi muốn đặc biệt kêu gọi người trẻ: các con hãy dấn thân trong bổn phận hăng ngày, trong việc học hành, trong công việc, trong các tương quan tình bạn, trong việc trợ giúp tha nhân. Tương lai của các con cũng tùy thuộc nơi việc biết sống các năm qúy báu này của cuộc đời. Đừng sợ hãi dấn thân, hy sinh, và đừng sợ hãi nhìn tương lai. Hãy duy trì niềm hy vọng: vì luôn luôn có một ánh sáng ở cuối chân trời.

Tôi muốn nói thêm một lời liên quan tới tình trạng công việc khiến tôi lo âu: tôi muốn nói tới điều mà chúng ta có thể định nghĩa là ”lao công nô lệ”, công việc biến con người thành nô lệ. Trên toàn thế giới có biết bao nhiêu người là nạn nhân của loại nộ lệ này, trong đó con người phục vụ công việc, trong khi chính công việc phải phục vụ con người để họ có phẩm giá. Tôi xin các anh chị em tín hữu và tất cả mọi người thiện chí một lựa chọn cương quyết chống lại việc buôn người, trong đó có ”nô lệ lao công”.

Tư tưởng thứ hai: đó là sự kiện trong sự thinh lặng của hoạt động hằng ngày thánh Giuse cùng với Mẹ Maria đã chỉ có một trọng tâm chú ý chung: Chúa Giêsu. Các ngài đồng hành và giữ gìn Con Thiên Chúa làm người lớn lên cho chúng ta với sự dấn thân và lòng hiền dịu, bằng cách suy tư về tất cả những gì xảy ra. Trong các Phúc Âm thánh Luca nhấn mạnh hai lần thái độ của Mẹ Maria và cũng là thái độ của thánh Giuse: ”Giữ gìn mọi sự ấy bằng cách suy niệm trong tim” (2,19.25). Đức Thánh Cha giải thích thêm thái độ này như sau:

Để lắng nghe Chúa, cần phải học biết chiêm ngắm Người, nhận biết sự hiện diện liên lỉ của Người trong cuộc sống chúng ta. Cần dừng lại đối thoại với Người, dành khoảng trống cho Người với lời cầu nguyện. Mỗi người trong chúng ta, cả các con là các bạn trẻ, đông đảo tại quảng trường này sáng nay, các con cũng phải tự hỏi: tôi đành cho Chúa khoảng trống nào đây? Tôi có dừng lại để đối thoại với Người không? Từ khi chúng ta còn nhỏ, cha mẹ chúng ta đã tập cho chúng ta thói quen bắt đầu và kết thúc ngày sống với một lời kinh, để giáo dục chúng ta cảm nhận được rằng tình bạn và tình yêu của Thiên Chúa đồng hành với chúng ta. Chúng ta hãy nhớ đến Chúa nhiều hơn trong ngày sống của chúng ta! 

Trong tháng Năm này tôi muốn nhắc nhở sự quan trọng và vẻ đẹp của lời kinh Mân Côi thánh. Khi đọc các Kinh Kính Mừng, chúng ta được dẫn đưa tới chỗ suy ngắm các mầu nhiệm của Chúa Giêsu, nghĩa là suy tư về các thời điểm chính trong cuộc đời của Người, để như cho Mẹ Maria và thánh Giuse, Người là trung tâm các tư tưởng, các chú ý và các hành động của chúng ta. Thật là đẹp đẽ, nếu và nhất là trong tháng Năm này, chúng ta đọc Kinh Mân Côi và vài kinh cho Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria trong gia đình, với bạn bè, trong giáo xứ. Cầu nguyện chung với nhau là lúc qúy báu để khiến cho cuộc sống gia đình của chúng ta và tình bạn được vững vàng hơn nữa! Chúng ta hãy cầu nguyện nhiều hơn trong gia đình và như là gia đình!

Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, chúng ta hãy xin thánh Giuse và Đức Trinh Nữ Maria dậy cho chúng ta biết trung thành với các dấn thân thường ngày, sống đức tin trong hành động mỗi ngày, dành nhiều chổ hơn cho Chúa trong cuộc sống chúng ta, và dừng lại để chiêm ngắm gương mặt của Chúa.

Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm hành hương, chẳng hạn như đoàn tín hữu của giáo phận Qwangiu Nam Hàn, các đoàn hành hương Argentina, Costa Rica, Perù và Mehicô. Với các tín hữu Ba Lan ngài nhắc cho họ biết rằng ngày hộm qua là kỷ niệm 2 năm Đức Gioan Phaolô II được phong Chân phước. Ngài cầu chúc cuộc sống của họ thấm đượm đức tin, đức mến và lòng can đảm tông đồ của Đức Gioan Phaolô II. Chào các bạn trẻ ngài mời gọi họ hãy say mê Chúa Kitô và hăng say trung thành bước theo Chúa. Đức Thánh Cha xin các anh chị em bệnh nhân dìm các khổ đau của họ trong mầu nhiệm tình yêu và Máu Thánh của Chúa Cứu Thế. Ngài khích lệ các cặp vợ chồng mới cưới trung thành yêu nhau, và trở thành dấu chỉ hùng hồn tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội.

Sau cùng Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải5/1/2013