Nói như
Jacpers, khi ta tương quan với Thượng Đế tức là ta muốn Thượng Đế trở thành
ngôi vị ngang hàng với ngôi vị của ta. Ngang hàng với ngôi vị ở đây không có
nghĩa là ta hạ thấp, hay đánh giá thấp Thượng Đế mà điều này cho chúng ta thấy
giá trị của mỗi con người. Như vậy có nghĩa là tương quan giữa ta và Thượng Đế
là tương quan đặt trong chiều kích giữa hai chủ thể thực sự, chứ không phải là
một thứ tương quan gì cao siêu đến nỗi ta không thể hiểu được, mà lai càng
không phải là thứ tương quan thông thường. Khi ta nhận ra điều này, ta sẽ thấy
Thượng Đế gần gũi với ta chứ không phải là một Đấng quá cao vời đến nỗi chỉ
biết “kính nhi viễn chi”, không ăn nhập với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta
đều biết rằng, mỗi người khi sinh ra trên đời này đều “được ném” vào trong kiếp
nhân sinh. Cùng với thời gian mỗi người được lớn lên trong những môi trường cụ
thể, để rồi mỗi người đều có sử tính của cuộc đời mình. Sử tính này gắn liến
với mỗi con người cụ thể, để rồi nó làm nên những nhân vị. Chúng ta sống với
cuộc đời, ta lăn lộn, gắng sức để tìm những điều tốt đẹp, để thỏa mãn niềm khát
khao trong sâu thẳm tâm hồn ta. Niềm khát khao đó, không gì khác là được thấy
một Đấng Siêu Việt. Nơi người và chỉ có Người mới thỏa nấp được sự khát khao vô
tận trong lòng ta. Từ đây, hình ảnh một Đấng Siêu Việt mãi mãi thôi thúc ta đến
với Người, đến với suối nguồn của tương quan giữa ta và Thượng Đế. Chỉ có tương
quan này mới đảm bảo cho cuộc sống của ta có ý nghĩa trọn vẹn. Hạnh phúc mỗi
người sẽ được no thỏa khi ta có tương quan với Đấng Siêu Việt.
Một dấu
hiệu duy nhất cho ta nhận ra tương quan giữa ta với Thương Đế đó là lòng khát
khao tìm kiếm căn nguyên tối hậu, lòng khát khao này luôn ngự trị trong lòng mỗi
người. Khi ta thỏa mãn niềm khát khao này bằng tương quan với Thượng Đế là lúc
ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc đích thực. Chính niềm vui này là cửa ngõ cho
ta mở ra tới vô biên. Niềm vui này không do ta tạo nên, cũng chẳng do người
khác ban phát mà là chính Thượng Đế Đấng Siêu Việt đã ghi dấu vào trong cuộc
đời ta, vào trong tâm hồn ta. Niềm vui này sẽ ở mãi trong cuộc đời ta. Niềm vui
này sẽ mở ra cho ta những tương quan với người khác và với vạn vật. Nơi đây,
nơi tương quan của niềm vui và hạnh phúc ta có thể thể hiện tình yêu của Đấng
Siêu Việt cho mọi người.
Tình yêu
Thượng Đế dành cho loài người hoàn toàn khác biệt với các loại tình yêu bình
thường trong mối tương giao nhận loại. Qua kinh nghiệm thông thường, chúng ta
nhận biết mình chỉ có thể được yêu nếu đáp ứng được những điều kiện nào đó: nếu
chúng ta dâng hiến điều gì, trở thành người thế nào, làm được việc gì chẳng
hạn. Đó là loại tình yêu nếu. Ngay cả tình yêu đẹp đẽ hơn nữa, chúng ta được
yêu vì con người chúng ta như thế nào đó như chúng ta chúng ta trông đáng yêu,
chúng ta giầu có, chúng ta rộng rãi, thành công… đó là loại tình yêu vì. Nhưng
tình yêu của Thiên Chúa thì khác hẳn, Ngài yêu chúng ta dầu chúng ta như thế
nào hoặc làm gì đi nữa. Đây là loại tình yêu mặc dù. Chẳng một ai mà không được
Thượng Đế yêu từng giây, từng phút. Thế có nghĩa là mối tương giao kỳ diệu với
Thượng Đế đều được danh cho mỗi người, cho anh, cho tôi cho chị.Thượng Đế không
thiên vị ai bao giờ.
Bằng ánh
mắt, nụ cười, lời yêu thương ta có thể mang đến cho người khác niềm vui và hạnh
phúc của ta có được từ tương quan với Thượng Đế. Trong tương quan với Thượng Đế
chúng ta kiến tạo một niềm vui thực sự viên mãn chứ không phải thứ niềm vui
nhất thời, chóng qua, cũng không phải thứ niềm vui đơn độc.