Mt 26, 14-25
Hôm nay chúng ta cùng với Giáo hội cử hành phụng vụ thánh lễ
thứ Tư Tuần Thánh, hôm nay cũng là ngày cuối cùng của 40 ngày chay thánh.
Bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Mt cho ta thấy tấm lòng của
Chúa Giêsu trước việc Giuđa phản bội Ngài.
Trong cuộc sống, có lẽ không ai muốn mình bị phản bội. Ngay
cả những người thường phản bội người khác cũng không muốn người khác phản bội
họ. Chính vì thế, những con người luôn sống hết lòng vì lợi ích và hạnh phúc
của người khác lại càng không muốn điều ấy xẩy đến với mình.
Tuy nhiên, trong
cuộc sống, điều không ai muốn ấy luôn (phản bội) vẫn tồn tại trong xã hội và
suốt trong dòng lịch sử nhân loại. Tình yêu bị phản bội, phản bội tình thầy
trò, phản bội tình cha con/anh em, phản bội trong kinh doanh buôn bán… Phản bội
làm cho người khác vô cùng khổ đau, tê tái. Nhiều lúc, sự phản bội làm cho con
người sống mất niềm tin, sống trong sợ hãi, chán nãn và thất vọng.
Nhìn vào Kinh Thánh, chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy nhiều
hình ảnh nói đến việc phản bội. Adong và Eva phản bội Thiên Chúa qua việc dơ
tay hái trái cấm. Cain phản bội em mình qua việc giết chính người em ruột.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Mt cho thấy Giuđa đã phản bội ĐGS, người thầy
hết mực yêu thương mình. Sự phản bội này đã được manh nha từ thời CƯ, trong Tv
40,10:
Cả người
thân con hằng tin cậy
Đã cùng
con chia cơm sẻ bánh
Mà nay
cũng giơ gót đạp con.
ĐGS rất đau buồn vì: “Kẻ
giơ tay cùng chấm dĩa với Thầy, đó chính là kẻ nộp Thầy”. “Cùng chấm dĩa” nói
lên hình ảnh của người rất thân trong gia đình, trong cộng đoàn. Lẽ ra, những
người thân là người cùng chia ngọt sẻ bùi, những người sẽ bảo vệ mình trong lúc
gặp khó khăn gian khổ. Nhưng oái ăm thay, ĐGS bị phản bội bởi người trò thân
yêu. Việc làm của Giuđa là biến cố gây chấn động dữ dội nơi cộng đoàn kitô tiên
khởi. Ngoài lý do tìm thấy trong Tv 40 mang ý nghĩa tôn giáo, người ta cũng
phân tách con người Giuđa được các soạn giả bốn sách Tin mừng nhận xét, là con
người tham lam, biển thủ và ăn cắp của chung. Chính sự tham lam tiền của mà
Giuđa đã bán đứng Thầy mình. Sự phản bội của Giuđa đã đưa ĐGS đến cái chết,
Ngài chết để đi đến vinh quang, chết để cho nhân loại được sống. Giuđa nghĩa
rằng, việc làm của mình sẽ làm cho Thầy mình tan thành mây khói và sẽ đi vào dĩ
vẵng như con người phản bội con người. Nhưng Giuđa đâu ngờ được rằng hậu quả
của việc con người phản bội Thiên Chúa.
Sự phản bội phải trả giá đắt và nặng nề như thế đó. Nhưng
cũng không phải thế mà kẻ phản bội không có lối thoát. Với TC, lòng nhân hậu và
sự tha thứ của Ngài đối với con người thì vô biên. ĐGS đã chịu đau khổ và chịu
chết nhục nhã trên thập giá cũng chính vì sự phản bội của con người. Nhưng Ngài
đã dùng cái chết mà con người cho đó là nhục nhã đẻe mở ra con đường cứu độ cho
hết thảy những ai tin, những ai sám hối ăn năn thật lòng. Đó chính là tình yêu.
Đó chính là sự bao dung và tha thứ. Bởi thế, dù cho hành động phản bội của
Giuđa, nhưng Chúa Giêsu vẫn tiến hành việc lập Bí tích Thánh Thể, dấu chỉ của
lòng yêu thương đến cùng. Tình yêu đáp lại tình yêu là chuyện thường tình,
nhưng tình yêu đáp lại hận thù mới là hành động của người Kito hữa, của một vĩ
nhân, của một TC.
Sự
phản bội làm thiệt hại lớn lao cho người bị phản bội, ngược lại kẻ phải bội
cũng phải trả một giá rất đắt nếu không có sự ăn năn sám hối. Chính tổ tông
chúng ta đã phải trả giá về sự phản bội TC. Các ngài phải lìa xa sự thân mật và
mất đi sự sống vĩnh cửu bên TC. Cain phải trả giá bằng việc tha hương nhục nhã
cho đến chết. Rồi Giuđa phải tủi nhục đi vào trong đêm tối…
Trong cuộc sống, anh em chúng ta đã hơn một lần phản bội
nhau, phản bội TC. Hằng ngày cùng nhau ăn cơm một bàn, đọc kinh trong một nhà
nguyện, nhưng đã đôi lần chúng ta phản bội nhau qua lời nói hiềm thù, qua ánh
mắt ghen tương khinh dễ, qua những tố cáo làm cho anh em đau đớn. Hơn nữa, hằng
ngày chúng ta cùng ngồi ăn chung với Chúa trong bàn tiệc Thánh Thể, nhưng đã
nhiều lần chúng ta phản bội TC, đó là lúc chúng ta phạm tội, khi chúng ta lỗi
phạm các lời khấn. Đấy là những lúc chúng ta dơ gót đạp nhau, dơ gót đạp Chúa.
Ước gì, trong những ngày rất thánh này, anh em chúng ta ý
thức hơn, suy niệm nhiều hơn về sự “phản bội” và hậu quả của sự “phản bội”. Khiêm
nhường trước mặt Chúa, trước mặt nhau để thấy được rằng đã bao lần chúng ta
phản bội Chúa, phản bội anh em. Đồng thời, cảm nhận được tình Chúa, tình anh em
đã dành cho ta. Nhờ đó, chúng ta cũng sống bao dung nhân từ với anh em trong
trong cuộc đời dâng hiến.
Peter Bang,SVD